Archive Pages Design$type=blogging$count=7

"Chuột "chơi games Sharkoon Force

1. Giới thiệu:

Nổi lên trong thị trường thiết bị chuột chơi games với sản phẩm Drakonia sử dụng cảm biến Avago 9500 cao cấp,Sharkoon có thể tự hào khi sản phẩm của mình được cho là có thể đối đầu trực tiếp với huyền thoại Razer DeathAdder ở cùng tầm giá. Tuy nhiên, đó là một khoản thời gian đã khá lâu, và Sharkoon không muốn đắm mình mãi trong vinh quang của Drakonia. Vì vậy, hãng sản xuất gaming gear đến từ Đức này quyết định đầu tư thêm nhiều sản phẩm để củng cố lại vị thế của mình trên thị trường. Và SharkForce là dòng sản phẩm mà Sharkoon dùng để chiếm lĩnh thị phần bình dân giá rẻ. Nhưng bình dân không có nghĩa là dễ tính! Vậy Sharkoon đã có những toan tính gì với SharkForce để thực hiện tham vọng của mình?

2. Sản phẩm:


DSC_2246.
  • Hộp được thiết kế cực kì đơn giản với tông màu đen, phần lớn không gian dành cho việc show chuột qua một lớp nhựa trong và một vài thông tin cơ bản xung quanh.
  • Mặt hông hộp được tối giản hết mức với việc chỉ được in tên sản phẩm, ngoài ra không được in thêm thông tin gì khác. Đây cũng là điều dễ hiểu đối với một sản phẩm bình dân giá rẻ.
  • Mặt sau tiếp tục là những thông tin cơ bản của chuột được in bằng nhiều thứ tiếng.
  • Các thông số
    • Cảm biến quang học cao cấp cho DPI 1600.
    • Trang bị 6 nút tiện dụng.
    • Led cho Logo SharkForce và Led báo DPI.
    • Nút chỉnh DPI ngay trên thân chuột với 3 nấc mặc định: 600/1000/1600.
    • Bề mặt phủ cao su chống trượt.
    • Lift-off > 1,5mm.
    • Cáp bọc lưới chống cắt dài 1.8m giao tiếp với máy tính qua cổng USB mạ vàng và được kèm cục chống nhiễu.
    • Kích thước: 124x76x40 mm
    • Trọng lượng: ~160g
  • Phụ kiện đi kèm chỉ là một bộ feet thay thế. Theo đánh giá chủ quan của bản thân tôi thì feet thay thế là phụ kiện hữu dụng hơn rất nhiều so với sách hướng dẫn hay đĩa driver.
  • SharkForce có 4 phiên bản màu khác nhau, bao gồm: đen, trắng, xanh lá cây và hồng. Phiên bản chúng tôi đang dùng để review là phiên bản màu hồng.
  • Chuột chơi games có thiết kế egronomic phù hợp với người dùng thuận tay phải. Tuy nhiên, do chuột khá cân bằng trái phải, nên nếu chịu khó một chút với phần kê ngón cái chìa ra thì người dùng tay trái vẫn có thể sử dụng tốt.
DSC_2247.
DSC_2264. DSC_2268. DSC_0951. ​
  • Mặt trên chuột là 2 nút chuột trái phải, nút cuộn và nút chỉnh DPI ngay dưới nút cuộn.
  • Lưng chuột gù nhưng không gắt, ôm vừa trọn lòng bàn tay, tạo điểm nhấn bằng một dải cao su màu đen vắt ngang qua. Phía sau đuôi chuột có in dòng chữ SharkForce, tên của dòng sản phẩm, và được trang bị Led tùy theo màu chuột mà bạn mua.
DSC_2249.
DSC_2257. DSC_2267. DSC_0949. ​
  • Ngoài ra còn có LED báo hiệu khi thay đổi DPI được tích hợp ngay trên nút DPI để game thủ tiện theo dõi sự thay đổi khi đang chơi game với 3 múc độ sáng tương ứng với 3 nấc như sau:
    • Tắt: 600DPI
    • Sáng trung bình: 1000DPI
    • Sáng chói: 1600DPI
  • Hông trái là hai nút phụ tương ứng với lệnh Back và Forward khi duyệt web và một phần nghỉ cho ngón cái.
DSC_2252.

DSC_2269. DSC_2275. DSC_0953. ​
  • SharkForce có thiết kế hiện đại nhưng không quá cầu kỳ, cộng với việc được sản xuất với bốn màu khác nhau nên phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
DSC_2254.

DSC_2263. DSC_2271. DSC_0965.

DSC_2255.

DSC_2270. DSC_2260. DSC_0973. ​
  • Tuy chỉ được xếp vào phân khúc bình dân giá rẻ nhưng chất lượng gia công của chuột chơi games  không hề “rẻ” một chút nào. SharkForce được build rất chắc chắn, thậm chí bóp mạnh vào vẫn không thấy ọp ẹp.
  • Các nút bấm được thiết kế chắc chắn, không quá nông cũng không quá sâu. Bấm vẫn cảm thấy đã tay nhưng không bị cảm giác cứng, kể cả những nút phụ.
  • Scroll êm, lăn không gây tiếng “rẹt rẹt” như trên những dòng sản phẩm giá rẻ khác.
  • Mặt đáy có tag ghi một số thông số cơ bản của chuôt và một bộ 4 feet khá lớn được trang bị ở bốn góc.
  • Chuột khá nặng nhưng nhờ được phân bố đều trọng lượng nên vẫn có cảm giác vững, không bị chông chênh khi rê. Tuy nhiên, với những người có thói quen nhấc chuột lên để thay đổi vị trí thì vẫn có thể gây mỏi tay.
  • Dây bọc lưới chống cắt, đầu USB mạ vàng và cục chống nhiễu.
  • Sharkoon không cung cấp phần mềm đi kèm cho SharkForce.
DSC_0957.
  • Mặc dù là chuột có mức giá phổ thông nhưng không thể tìm được một thương hiệu nào chu đáo đến mức cung cấp thêm một bộ feet đi kèm như là Sharkoon. Hầu hết người dùng đều phải tự trang bị riêng một bộ feet mới. Với Shark Force, bạn sẽ giảm được thêm một ít chi phí kha khá cho gói phụ kiện này.
DSC_2236.

3. Đánh giá hiệu năng thực tế
  • Chuột chơi game thì chỉ test bằng game là chính xác nhất. Ở đây tôi dùng game Liên Minh Huyền Thoại(LMHT) và CoD:MW3, hai game mà tôi hay chơi nhất, để test.
  • SharkForce là dòng thuộc phân khúc bình dân giá rẻ nên tôi sẽ không test sâu vào kỹ thuật mà chủ yếu là test trải nghiệm khi chơi.
  • Số đông các game thủ hiện nay dùng pad vải để chơi nên tôi sẽ chỉ test trên pad Razer Goliathus.
Sau khoản 2h chơi liên tục thì tôi có một số nhận xét như sau:
  • Chuột build cứng, feet to nên khá vững. Hầu như không bị hụt khi dùng skill trong LMHT(Lúc chơi đã tắt chức năng SmartCast)
  • Các nút bấm cho độ sâu vừa phải, tapping AK rất “đã” tay và ít bị lệch tâm.
  • Chuột còn hơi nặng đối với người dùng Palm Grip và hay nhấc chuột lên để di chuyển vị trí giống như tôi.
  • Cảm biến quang học không phải loại tên tuổi nhưng vẫn đáp ứng tốt trong game, không có cảm giác mất hay delay.
@600 DPI:

600dpi.

@1000 DPI:

1000dpi.

@1600 DPI:

1600 dpi.

4. Kết luận
  1. Ưu điểm:
    • Chất lượng gia công rất tốt.
    • Bề mặt phủ cao su cho cảm giác bám tay hơn những sản phẩm có vỏ nhựa thông thường khác
    • Kiểu dáng đẹp, hiện đại, dễ làm quen.
    • Có nhiều màu sắc để lựa chọn.
    • Thiết kế cho cảm giác thoải mái khi sử dụng.
    • Lift-off khá lý tưởng.
    • Phụ kiện đi kèm giá trị.
    • Giá rẻ.
  2. Khuyết điểm:
    • Không hỗ trợ driver để tùy biến DPI.
    • Không có macro.
    • Chuột hơi nặng nên dễ gây mỏi tay khi sử dụng lâu dài, không thay đổi được trọng lượng chuột.
    Thực sự thì việc nêu ra khuyết điểm của SharkForce như là vạch lá tìm sâu vậy vì với mức giá giao động từ 300 – 350.000đ khó có thể đòi hỏi gì hơn ở sản phẩm này. Trong phân khúc giá này, Sharkoon Force trở thành một cái tên tiềm năng khi có được một thiết kế đẹp, hiệu năng vừa đủ, và đến từ một trong những thương hiệu hàng đầu Châu Âu.
"Chuột "chơi games Sharkoon Force "Chuột "chơi games Sharkoon Force Reviewed by Unknown on 20:35 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.